Cuộc sống và huyền thoại Hómēros

Homer và người dẫn đường, của William-Adolphe Bouguereau (1825–1905), vẽ chân dung Homer tại Mount Ida, với đàn chó vây quanh và được người chăn cừu Glaucus dẫn đường (dẫn chứng từ Pseudo-Herodotus)

"Homer" là một cái tên Hy Lạp, được nhắc đến rộng rãi trong các vùng nói tiếng Aeolic[11], và mặc dù không có gì rõ ràng về ông, truyền thuyết đã cung cấp chi tiết về nơi sinh và nguồn gốc của Homer. Nhà văn châm biếm Lucian, trong tác phẩm True History, mô tả ông như một người Babylon tên là Tigranes, sau đó đổi tên thành Homer khi bị trở thành "con tin" (homeros) của người Hy Lạp[12]. Khi Hoàng đế Hadrian hỏi OracleDelphi về Homer, các tiên nữ Pythia tuyên bố rằng ông là Ithacan, con trai của EpikasteTelemachus của tác phẩm Odyssey[13]. Những chuyện này đã được đưa vào hàng loạt tiểu sử của Homer, viết từ thời Alexandria trở đi.[14][15]

Trong nhiều văn bản nhất được ghi lại, Homer được sinh ra trong khu vực Ionian của Tiểu Á, ở Smyrna, hoặc trên đảo Chios, và chết trên đảo Cycladic của Ios[15][16]. Nhắc đến Smyrna được ám chỉ trong một huyền thoại nói tên gốc Homer là Melesigenes ("sinh ra tại Meles", một con sông chảy qua thành phố Smyrna), và mẹ của ông là nàng tiên Kretheis. Bằng chứng nội bộ từ những bài thơ của ông cho thấy bằng chứng ông rất quen thuộc với địa hình và địa danh của khu vực này của Tiểu Á. Ví dụ Homer đề cập đến đồng cỏ chim tại cửa Caystros[17], một cơn bão ở vùng biển Icarian[18], và nói rằng phụ nữ vùng MaeoniaCaria nhuộm ngà voi màu đỏ[19][20].

Những liên quan của Homer đối với Chios có từ khi Semonides của Amorgos, người đã trích dẫn một câu nói nổi tiếng trong Iliad (6,146) là do "người đàn ông của Chios" viết ra[21]. Một nhóm thi sĩ cùng tên, được gọi là Homeridae (con trai của Homer), hoặc Homeristae ('Homer nhái') hình như đã tồn tại ở Chios, khi các nhà ngôn ngữ học truy tìm gốc gác của tên đó[22]. Cũng có thể nhóm nhà thơ trên duy trì chức năng của họ như là những người hâm mộ chỉ chuyên đọc thơ Homer. Wilhelm Dörpfeld cho thấy rằng Homer đã đến thăm nhiều nơi và khu vực mà ông mô tả trong sử thi của mình, chẳng hạn như Mycenae, Troy và các thành phố khác[23]. Theo Diodorus Siculus, Homer thậm chí đã đến thăm Ai Cập[24].

Tên của nhà thơ đồng âm với từ ὅμηρος (hómēros), nghĩa là "con tin" (hoặc "bảo lãnh"), được hiểu theo nghĩa "người đi cùng, người bị buộc phải làm theo", hoặc, trong một số phương ngữ, "mù"[25]. Điều này dẫn đến nhiều người cho rằng ông là một con tin hoặc một người mù. Phong trào khẳng định ông bị mù có thể phát sinh từ ý nghĩa của các từ trong phương ngữ Iona, với động từ ὁμηρεύω (homēreúō) có ý nghĩa riêng là "hướng dẫn người mù"[26], và các phương ngữ Aeolian của vùng Cyme, với từ ὅμηρος (hómēros) đồng nghĩa với từ Hy Lạp chuẩn τυφλός (tuphlós), có nghĩa là 'mù'[27]. Khẳng định Homer như một thi sĩ mù được ghi lại trong một số đoạn thơ trong Delian Hymn, thơ dâng thần Apollo, bài thứ ba của tập thánh ca Homer. Các câu trích dẫn sau này ủng hộ quan điểm trên đã được Thucydides ghi lại[28]. Nhà sử học Cymean Ephorus cũng có quan điểm tương tự, và ý tưởng này được khẳng định trong thời kỳ Hy lạp cổ với một từ nguyên ho mḕ horṓn (ὁ μὴ ὁρῶν: "người không nhìn thấy"). Các nhà phê bình đã cho rằng Homer đã mô tả chính mình trong một phân cảnh của Odyssey nói về một thi sĩ mù, Demodocus[29], trong triều đình của vua Phaeacian, người kể lại cuộc chiến thành Troy cho đến phần Odysseus bị đắm tàu​​[30].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hómēros http://psychclassics.yorku.ca/Baldwin/History/pref... http://chs.harvard.ed/chs/files/classics_issue3_eb... http://digital.library.northwestern.edu/homer/ http://www.rhapsodes.fll.vt.edu/iliad1.htm http://scholar.lib.vt.edu/ejournals/ElAnt/V1N2/pow... //archive.org/search.php?query=((subject:%22H%C3%B... //dx.doi.org/10.1086%2F449533 http://librivox.org/author/765 http://www.worldwideschool.org/library/books/lit/l... http://www.leeds.ac.uk/classics/resources/poetics/...